Đặc Sản Nghệ An

Đặc sản Nghệ An,Nghệ An nổi tiếng với non nước hữu tình và những anh hùng xuất chúng, nơi sản sinh ra vị lãnh tụ dân tộc đáng kính Hồ Chí Minh của dân tộc Việt Nam ta. Nghệ An, vùng đất bình dị, giản đơn như chính con người nơi đây, thân thiện, gần gũi. Khám phá Nghệ An đem đến cho du khách nhiều thú vị và cảm hứng , bên cạnh đó ẩm thực Nghệ An mang một nét tinh tuý riêng với các món ăn nức tiếng gần xa làm nao lòng khách thập phương. Đặc sản chính gốc sẽ giới thiệu đến du khách những đặc sản Nghệ An để thưởng thức và mua về làm quà nhé.

1. Nhút Thanh Chương

nhút thanh chương nghệ an

Nhút Thanh Chương

Nhút Thanh chương, là loại đặc sản dân dã gắn liền với những người con xứ Nghệ, nghe cái tên thật lạ phải không nào. Nhưng thực chất nó là mít non được muối chua đấy, nhút được xem là một loại kim chi của vùng miền. Nhút được làm từ những quả mít non cắt bỏ vỏ, làm sạch mủ, xắt sợi nhỏ rồi đem ngâm với chuý muối rồi giã cho mềm.  Sau đó đem bỏ vô chum (vại) đổ nước muối pha loãng để 5, 6 ngày là dùng được. Khi ăn chỉ cần lấy ra chấm mắm ăn kèm cơm nóng là hết sảy. Nếu có dịp tới Thanh Chương, bạn nhớ mua nhút về làm quà nhé.

2. Tương Nam Đàn

tương nam đàn nghệ an

Tương Nam Đàn

Tương Nam Đàn rất nổi tiếng, độ ngon và chất lượng không kém các loại tương khác. Nguyên liệu chính để làm ra loại tương này là đậu nành, ngô nếp, muối và nước sạch. Để làm ra những mẻ tương ngon đòi hỏi người nghệ nhân nơi đây có bí quyết riêng trong chế biến. Tương Nam Đàn có đủ 2 loại là tương mặn và ngọt. Tương mặn thường được dùng trong các bữa ăn gia đình, tương ngọt dùng trong các dịp quan trọng và làm quà biếu. Một chai tương Nam Đàn ngon là có 3 tầng nếu nhìn từ bên ngoài. Tầng trên cùng là hạt đậu, tầng 2 là lớp nước tương có màu hổ phách và tầng cuối là mốc tương có màu vàng thẫm. Du khách nhớ để lựa chon cho đúng nha.

Tham khảo: Tương ớt Dì Cẩn

3. Cam xã Đoài

cam xã đoài nghệ an

Cam Xã Đoài

Cam vốn dĩ là loại trái cây được trồng trên khắp cả nước, mỗi nơi mỗi vùng miền cho ra chất lượng và độ chua ngọt khác nhau. Cam xã Đoài đã trở thành một thương hiệu không thể lẫn với các loại cam khác. Cam có vị thơm ngọt đặc trưng và rất nhiều nước. Người dân nơi đây khi trồng cam phải lựa chọn giống rất kỹ để đảm bảo chất lượng tốt nhất. Cam chín có màu vàng, khi bổ ra những giọt nước vàng sóng sánh như mật ong và có mùi thơm vô cùng thu hút.

4. Lươn Vinh

lương vinh nghệ an

Lươn Vinh

Với bàn tay tài hoa của các đầu bếp nơi đây, lươn đã trở thành một món đặc sản lôi kéo du khách mỗi khi có dịp đặt chân đến. Các món ngon được chế biến từ lươn rất phong phú đa dạng gồm: Lươn om (om chuối, om lá ngải cứu, om rau ngổ, om lá lốt, om nồi đất…), cháo lươn, lươn nướng, súp lươn, lươn nướng than hoa… nhưng ngon nhất và được du khách lựa chọn nhiều nhất là cháo và súp lươn. Cháo lươn có màu vàng sóng sánh của nghệ, mùi thơm của rau kèm những miếng lươn ngon ngọt vừa chín tới ăn rất thích. Súp lươn có nước trong, thơm, ngọt cùng những miếng lươn chín tới nóng hổi khiến những thực khách chưa ăn đã thèm. Đừng bỏ lỡ món lươn khi tới Nghệ An, du khách đã bỏ qua một tinh hoa của ẩm thực đấy.

5. Giò me

giò me nghệ an

Giò me

Giò me hay còn được gọi là giò bê, dăm bông thịt bê là tên gọi của món ăn đặc sản Nghệ An được làm từ thịt bê nguyên tảng tươi ngon được chọn từ bê mới mổ, bì bê , trứng gà và một vài nguyên liệu khác xay nhuyễn đem cuộn và hấp cách thủy. Giò me được rất nhiều người ưa chuộng vì vị thơm và độ ngon không lẫn vào đâu được. Giò me không chỉ ngon mà giá trị dinh dưỡng rất cao. Là sự lựa chọn tuyệt vời của du khách.

6. Măng đắng

măng đắng nghệ an

Măng đắng là cây hoang dã tự nhiên, khi ăn có mùi đăng đắng nhưng khi đã ăn được rồi thì sẽ bị ghiền. Măng đắng giúp quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng, hỗ trợ và điều trị táo bón, đồng thời giảm cholesterol trong máu, chống viêm, bổ sung một lượng lớn vitamin A, B1, B2 và vitamin C… khi chế biến chỉ cần lột bỏ vỏ, luộc với một ít muối trong khoảng một giờ cho bớt đắng rồi chế biến món ăn tuỳ ý.

7. Bánh đa Đô Lương

bánh đa đô lương nghệ an

Cũng giống như ở các vùng khác, bánh đa được làm từ bột gạo, mè (vừng) trộn cùng gia vị, nướng chín trên lửa than và thưởng thức. Tuy nhiên bánh đa Đô Lương có kích thước rất nhỏ ( đường kính khoảng 20cm) không to như các vùng khác nên khác biệt. Bánh đa được dùng trong các bữa ăn, trên bàn nhậu, ăn kèm với tương, chấm nước mắm hoặc xúc các món ăn vặt khác cũng rất ngon mà không làm mất đi hương vị.

Tham khảo: Bánh tráng gạo, bánh tráng mè trắng

8. Bánh mướt Diễn Châu

bánh mướt diễn châu nghệ an

Nghệ An gọi là bánh mướt còn các nơi khác gọi là bánh cuốn. Bánh mướt được làm từ bột gạo, có độ dài như ngón tay của người lớn, bánh mềm, mịn và trắng trong. Bánh được cuộn tròn với hành phi bên trong.  Thưởng thức bánh mướt rất đơn giản, bánh mướt chấm với nước mắm có thêm ớt và chanh luôn là lựa chọn của mỗi  người, hoặc ăn kèm với thịt kho tàu, giò,chả, nem... Điều đặc biệt làm nên thương hiệu bánh mướt ở đây chính là du khách ăn với lòng lợn xáo đấy. Rất ngon và đặc biệt. Hãy thử một lần khi đến với Nghệ An.

9. Bánh ngào

bánh ngào nghệ an

Thoạt nhìn giống chè trôi nước. Bánh ngào là món ăn dân dã của người dân xứ Nghệ trong những ngày đông lạnh giá. Chiếc bánh ngào là sự hòa quyện giữa bột nếp trắng mịn, mật mía sóng sánh và vị cay của gừng. Bánh được bao phủ bởi sự ngọt ngào của mật mía, vị thơm cay nồng của gừng nên ăn rất ngon và lạ miệng. Tuỳ theo khẩu vị mà người ta làm bánh có nhân hoặc không nhân, nhân mặn hoặc nhân ngọt tuỳ ý. Du khách đến Nghệ An vào những ngày mưa, đừng bỏ qua chén bánh ngọt ngào đậm nghĩa tình nha.

10. Mực nhảy nướng

mực nhảy nướng nghệ an

Mực nhảy là những con mực bắt lên bờ lúc còn sống, mình trong suốt, làn da lúc nào cũng nhấp nháy những đốm lân tinh. Đem nướng trên đèn măng sông hoặc những bếp lửa than. Mực được chế biến ngay sau khi bắt lên bờ nên giữ được độ tươi ngon, vị mặn của biển hòa quyện cùng mùi thơm của mực, thật tuyệt vời. Con mực tươi rói nướng lên vừa thơm giòn vừa ngọt, chấm với tương ớt cùng muối tiêu pha chanh là ngon hết sảy .

11. Cháo canh

cháo canh nghệ an

Gọi là cháo canh, nhưng không phải là cháo mà là một món ăn rất đặc biệt của Nghệ An được nấu từ sợi bột và nước lèo. Để làm ra những sợi bánh mềm, người ta thường dùng bột mì pha thêm chút bột gạo, để cho mềm rồi cán nhuyễn bằng tay, sau đó xắt ra thành từng sợi đem trụng với nước sôi cho chín. Nước dùng được nấu từ xương heo cùng các gia vị, có độ sánh và mùi thơm phức. Thường nước dùng luôn phải nấu từ sáng sớm, ninh xương càng lâu nước càng ngọt. Ăn kèm với sợi bánh còn có vài lát thịt heo, chả, trứng cút luộc, thịt cá hoặc tôm, rắc vài cộng hành, ít hạt tiêu và thưởng thức.