Đặc Sản Bình Định

Đến với Bình Định tha hồ được ngắm các cảnh đẹp thì du khách còn được thưởng thức các món ăn nơi đây ngon không kém các nơi khác và mang hương vị riêng biệt. Hãy cùng Đặc sản chính gốc khám phá và thưởng thức nhé.

1. Rượu Bàu Đá

rượu bàu đá bình định

"Thiên hạ đệ nhất danh tửu" quả không hổ thẹn khi nói đến rượu bầu đá Bình Định, sánh ngang hàng với rượu Hồng đào của Quảng Nam, rượu cần của Tây Nguyên. Rượu Bàu Đá là thứ đồ uống truyền thống của đất võ Bình Định, uống vào tốt cho sức khỏe, làm quà biếu người thân bè bạn điều được.Nguyên liệu nấu rượu quyết định chất lượng ngon hay dở, nguyên liệu chính ở đây là gạo  lứt và  nước ao  chỉ riêng nước ao làng Bàu Đá mới tạo ra thức uống thơm ngon này. Tại các vùng khác không thể nấu được thứ rượu ngon như dân làng Bàu Đá. Ngày nay để nấu được rượu Bàu Đá người dân sử dụng nước giếng khoan trong lành, bởi giếng ở đây đâu đâu cũng nhiều cát và sỏi to nên nước  mát và trong vắt. Rượu được bảo quản trong những chiếc bình sứ tinh xảo, thứ thức uống có nồng độ cồn lên tới 50 độ nhưng chẳng ngờ uống vào lại có vị thanh mát, rượu chảy vào người tạo cảm giác khoan khoái, dễ chịu. Không chỉ là thức uống nổi tiếng mà con mang đậm bản chất thật thà chất phát như con người miền trung đầy nắng và gió này.

2. Bánh tráng dừa Tam Quan

bánh tráng dừa tam quan bình định

Bánh tráng là loại thức ăn không thể thiếu của người dân nơi đây, trong các kịp cưới hỏi hay kị giỗ người dân vẫn thường dùng bánh tráng như một món ăn chính và được sử dụng rất thường xuyên trong gia đình. Cũng giống như bánh đa của Hà Nội hay bánh tráng mè đen của Quảng Nam là được làm bằng bột gạo và bột mì chính, khi ăn nướng trên lửa than cho bánh phồng lên và giòn. Nguyên liệu của bánh chủ yếu là củ mì ( củ sắn) được xắt nhỏ, xay lấy nước. Cơm dừa được nạo thành sợi nhỏ,  nước dừa và vừng đen. Tất cả đều được đổ chung vào một nồi lớn, trộn đều cho các gia vị hòa quyện cùng với nhau rồi tráng bánh, mang phơi cho khô. Khi nướng lên bánh giòn xốp, có vị béo của dừa, đậm đà của gia vị và thơm của vừng. Có hai loại bánh nướng sẵn và bánh sống, du khách hãy lựa chọn mà mua cho thuận tiện nhất.

3. Bánh ít lá gai

bánh ít lá gai bình định

Ông bà ta có câu : "Muốn ăn bánh ít lá gai Lấy chồng Bình Định cho dài đường đi" Bánh ít lá gai được lòng không ít du khách khi ghé đến nơi đây. Bánh rất dẻo, thơm mùi lá gai và đậm vị của nhân đậu hoặc nhân dừa. Bánh được làm rất kĩ từ khâu chọn nguyên liệu đến khâu hấp bánh, bánh được làm từ bột gạo nếp quấy nhuyễn cùng lá gai đã được hấp chín, xắt nhỏ, nhân bánh được làm từ đậu xanh, dừa, hoặc đậu phộng, áo bánh là một lớp lá chuối đươcj gấp lại rất đẹp mắt. Thông thường bánh chỉ để được  từ 1 đến 3 ngày tuỳ theo độ ngọt. Du khách hãy nhớ hỏi người bán để tránh mua phải bánh nguội đem về nhà đã bị hư nhé.

4. Nem chua Chợ Huyện

nem chua chợ huyện bình định

Nhắc đến nem chua, mọi người thường nghĩ ngay đến nem chua Thanh Hoá, nhưng có một nơi mà nem ngon không kém đó là nem chua chợ Huyện của Bình Định. Nem được làm đơn giản nhưng mùi vị riêng biệt và không lẫn vào đâu được, làm quà biếu hoặc làm mồi nhậu là ngon hết sảy. Thịt heo được xắt thành những miếng dài mỏng, ướp đều gia vị với tiêu, tỏi, ớt tươi, nước mắm, muối và quan trọng đó là bột thính ( bột được làm từ gạo rang giã nhỏ) để 15 phút cho gia vị ngấm đều vào những miếng thịt rồi đem ra gói. Nem chợ huyện ở Bình Định được bọc một lớp lá ổi non sau đó quấn quanh là lá chuối. Nem được gói vuông như một chiếc bánh chưng nhỏ, sau khi gói để ở một nơi thoáng mát, chỉ vài ngày sau là có thể ăn được.Khi ăn trực tiếp có vị chua, dai còn khi nướng lên lại rất thơm mùi lá ổi.

5. Tré

tré bình định

Món ăn này có mặt ở hầu hết các tỉnh miền trung, nhưng tré Bình Định mang một hương vị riêng làm hài lòng thực khách. Nguyên liệu chế biến tré bao gồm: phần thịt tai, mũi, bì heo và cả thịt ba chỉ. Các loại thịt sau khi đã được ướp với thính, đậu phộng và gia vị sẽ được gói lại trong lá ổi và một mảnh ni lông mỏng để ủ thịt. Bên ngoài tré là một lớp rơm dày phủ kín hai đầu để giúp phần thịt bên trong kín khí hoàn toàn. Ủ từ 2 đến 3 ngày là tre chín, bạn đem cắt ra ăn cùng với rau sống hoặc dùng trong các bữa ăn rất ngon.

6. Các loại hải sản khô

khô mực bình định

Là một tỉnh có đường biển dài, người dân nơi đây cũng gắn bó với đại dương bằng nghề săn bắt cá. Những sản phẩm được đại dương ban tặng họ lại chế biến thành những món khô hảo hạng như cá bò, mực, cá đuối, cá cơm... Nếu có dịp bạn hãy mua về làm quà cho mọi người, đảm bảo sẽ hao cơm và là mồi nhậu lý tưởng.

7. Chả ram tôm đất

chả ram tôm đất bình định

Chả ram tôm đất là món đặc sản Bình Định được dùng trong những ngày thường lẫn trên mâm cơm những dịp quan trọng. Nguyên liệu chính của chả ram tôm đất gồm: tôm đất, thịt ba chỉ đem cuốn trong lớp bánh tráng mỏng. Miếng chả ram chỉ cuốn nhỏ vừa bằng ngón tay, đem chiên trên dầu cho chín vàng rụm, ăn kèm với rau sống và chấm nước mắm chua ngọt. Món đặc sản Bình Định này đã níu chân mọi thực khách với giá cả rất bình dân.

8. Bún cá

bún cá bình định

Món ăn tuy dân dã và bình dị nhưng lại rất được lòng du khách, là một trong những tinh hoa của ẩm thực nơi đây. Bún cá rất dễ nấu, hấp dẫn ở phần chả cá và nước dùng. Nước dùng không giống như các món ăn khác ninh từ xương heo mà là ninh từ xương cá, thêm hành tím, quả thơm, tiêu,ớt…để nước ngọt và loại bỏ mùi tanh. Nước dùng trong veo, có vị cá của biển. Phần chả cá được làm từ cá biển tươi nên rất giòn, thơm, có chút cay của tiêu ớt ăn rất đã miệng. Khi ăn, du khách nhớ cho thêm rau thơm, rau sống, vắt kèm tý chanh là có thể thưởng thức.